TS.BS. Nguyễn Hoàng Long
Đau thần kinh chẩm còn được biết đến là đau dây thần kinh C2 hay đau dây thần kinh Arnold, đây là tình trạng y khoa được đặc trưng bởi đau mạn tính ở vùng trên của gáy, mặt sau của đầu và phía sau mắt. Những vùng này tương ứng với vị trí cũng như sự tri phối cảm giác của dây thần kinh chẩm lớn, thần kinh chẩm bé thần kinh chẩm thứ 3 và nhánh thần kinh nhĩ lớn.
Hình 1: Giải phẫu thần kinh chẩm
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng chính của đau dây thần kinh chẩm lớn là đau đầu mạn tính. Vị trí đau thường ở phía sau và xung quanh hoặc ở trên đỉnh của đầu, đôi khi tới cung mày hoặc phía sau của mắt. Vì đau đầu mạn tính là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh, nên đau dây thần kinh chẩm lớn thường bị chẩn đoán nhầm, dẫn tới điều trị ít đạt kết quả.
Triệu chứng khác là nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt trong khi đau đầu.
Đau dây thần kinh chẩm đặc trưng bởi cơn đau trầm trọng bắt đầu từ vùng gáy trên và mặt sau đầu. Đau thường một bên, nhưng nó cũng có thể cả hai bên nếu cả hai thần kinh chẩm đều bị tổn thương. Ngoài ra, đau có thể lan ra trước về phía mắt trong những trường hợp thần kinh chẩm bị ảnh hưởng. Một vài trường hợp có thể có biểu hiện mờ mắt do đau lan gần hoặc ở phía sau của mắt. Đau thường biểu hiện dưới dạng đau nhói, chói, mạnh, điện giật, dao dâm. Những cơn đau thường hiếm khi dai dẳng, nhưng có thể xảy ra thường xuyên phụ thuộc vào tổn thương của thần kinh.
Những triệu chứng khác của đau dây thần kinh chẩm gồm:
Đau nhói, mạnh, như bỏng thường bắt đầu từ phần dưới của đầu và lan lên vùng da đầu phía trên
Đau ở một phía hoặc cả hai bên đầu
Đau phía sau mắt
Nhạy cảm với ánh sáng
Nhạy cảm với âm thanh
Nói líu nhíu
Đau khi cử động cổ
Khó giữ thăng bằng hoặc phối hợp động tác
Căng vùng da đầu
Buồn nôn hoặc nôn
Nguyên nhân
Đau dây thần kinh chẩm là do tổn thương của thần kinh chẩm, có thể xuất phát từ chấn thương, áp lực vật lý lên dây thần kinh, co rút vùng cổ tái diễn nhiều lần, gấp hoặc giãn quá mức, hay hậu quả của bệnh lý như các khối u.
Hình 2: Phong bế thần kinh chẩm lớn
Điều trị
Nhiều phương phám điều trị chủ yếu là nội khoa, gồm vật lý trị liệu, thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ…
Phương pháp can thiệp gồm phong bế thần kinh
Ngoại khoa hiếm khi sử dụng, gồm giải phóng chèn ép, cắt dây thần kinh